Menu
TBS Group thực hiện quá trình Tái cấu trúc bộ máy Quản lý – Điều hành cấp cao
21-05-2021

TBS Group thực hiện quá trình Tái cấu trúc bộ máy Quản lý – Điều hành cấp cao

Tái cấu trúc là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải thực hiện khi đến một giai đoạn phát triển nhất định. TBS Group cũng không ngoại lệ khi quy mô sản xuất mở rộng nhanh chóng cũng như sự đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh không ngừng diễn ra. Điều này thúc đẩy quá trình Tái cấu trúc của TBS Group để phù hợp với tốc độ phát triển và hướng đi dài hạn của Ban lãnh đạo.

2021 – Một năm khởi đầu với những cột mốc đáng nhớ

TBS Group đã có nửa đầu năm 2021 đầy khả quan với các sự kiện: khai trương nhà máy đế tại TBS Kiên Giang, thay đổi hệ thống nhận diện mới cho 2 thương hiệu TBS Sport thành TBS Retail và Montgomerie Links thành Montgomerie Links Việt Nam – Golf Club.

Và mới đây nhất là thành công trong việc mua lại, sáp nhập cụm nhà máy Mỹ Phong (Trà Vinh) vào hệ thống sản xuất của TBS Group. Đây là bước ngoặt lớn của tập đoàn trong việc mở rộng quy mô sản xuất cả về công suất và loại sản phẩm, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp mang tầm quốc tế

Có thể nói, những thành tựu trên chính là một phần trong quá trình tái cấu trúc mà Ban lãnh đạo TBS Group đã đề ra theo từng giai đoạn. Được biết, giai đoạn sắp tới là giai đoạn được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng, chỉn chu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong đó, TBS Group là Tổng công ty với ngành chủ lực là Sản xuất công nghiệp thời trang cùng các thương hiệu thành viên khác như TBS Land, TBS Logistics, Mai House Hotels &Resorts, v.v… thể hiện cấu trúc của một tập đoàn tầm cỡ.

Tái cấu trúc tổ chức vì mục tiêu “Phát triển trường tồn”

Có nhiều lý do để doanh nghiệp thực hiện Tái Cấu trúc, nhưng điểm chung đều nhằm mục đích cải tiến và nâng tầm quy trình hoạt động bộ máy hiệu quả hơn dựa trên nhu cầu phát triển thực tiễn. Với kim chỉ nam ‘Phát triển trường tồn’, TBS Group luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh với tầm nhìn nằm trong TOP 5 ngành sản xuất công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, để chạm đến những mục tiêu đó, ban lãnh đạo nhận định cần mở rộng quy mô sản xuất hơn nữa, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm về chủng loại và mẫu mã. Khi đó, các vấn đề về cấu trúc chức năng, quy hoạch tổ chức, nhân lực, quy trình, nền tảng công cụ… được đặt ra đòi hỏi sự Tái cấu trúc doanh nghiệp trên nhiều phương diện.

Cho đến nay, có thể nói TBS Group đã, đang và sẽ thực hiện tái cấu trúc trên nhiều nhóm nội dung như cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành, các hoạt động và nguồn lực khác… Đồng thời, quá trình này được thực hiện thông qua một loạt các quy trình, theo từng chu kỳ, đảm bảo sự cam kết và thấu hiểu trong việc chuyển giao các cấp.

Ở mức độ tích hợp cao nhất, tái cấu trúc có 3 dạng, đó là Tái cấu trúc danh mục, Tái cấu trúc tài chính và Tái cấu trúc tổ chức. Và hiện tại, TBS Group đang thực hiện tái cấu trúc về phương diện danh mục và tổ chức.

Về Tái cấu trúc danh mục: là quá trình tái định hình các kênh kinh doanh chính của công ty thông qua sáp nhập. Điều này kéo theo những thay đổi về bộ máy tổ chức và quản lý để phù hợp với phạm vi, quy mô hoạt động mới của doanh nghiệp. Do đó, khi quy mô sản xuất đang được mở rộng như hiện nay, Ban lãnh đạo TBS Group nhìn nhận vấn đề Tái cấu trúc tổ chức là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

Về việc Tái cấu trúc tổ chức lần này, TBS tập trung quy hoạch với lực lượng cán bộ chủ chốt bao gồm 7 ban – 5 chuỗi – 15 khu vực và 35 nhà máy trên khắp cả nước. Từ đó, xây dựng hệ thống chức danh thống nhất, đồng bộ cũng như cơ chế chính sách rõ ràng. Không chỉ tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo động lực cho Cán bộ công nhân viên, hệ thống tổ chức mới còn góp phần nâng cao năng lực quản lý các cấp. Đồng thời, các nguồn lực hoạt động được khai thác tối ưu, tránh những hạn chế trong việc pha loãng các tài sản chính yếu của công ty.

Như vậy, tái cấu trúc tổ chức và tái cấu trúc danh mục luôn song hành với nhau. Nguyên nhân vì sự thay đổi trong phạm vi chiến lược và cấu trúc, quy mô công ty cần được hỗ trợ bởi những thay đổi tương ứng trong bộ máy quản lý, điều hành sản xuất.

Triển khai Tái cấu trúc – Chuyến xe đầu tiên đã bắt đầu lăn bánh

Như đã nói ở trên, quá trình Tái cấu trúc của TBS Group thực hiện theo từng cấp và từng giai đoạn, tóm lược với 5 nhiệm vụ:

  1. Kiện toàn Công nghệ học hệ thống
  2. Điều hành và quản trị kế hoạch sản xuất trên nền tảng 4.0 và các phân hệ SAP
  3. Sản xuất lean và tự động hóa
  4. Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn nhân lực và văn hóa doanh nghiệp
  5. Hệ thống quản lý chất lượng audit

Sau khi thiết lập được hệ thống quy chuẩn, Ban lãnh đạo TBS tiến hành triển khai theo từng nhóm. Bắt đầu là bộ phận lãnh đạo cấp cao gồm có Ban Quản trị, Ban Điều hành các chuỗi, Bộ phận nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu vĩ mô. Bên cạnh đó là Bộ phận chăm lo cho đời sống người lao động và lực lượng an ninh phòng cháy chữa cháy. Đây được ví như những “vị khách” trên chuyến xe đầu tiên trong hành trình Tái cấu trúc của TBS.

Với việc phân rã được cấu trúc chức năng – điều hành từng chuỗi khu vực & nhà máy, TBS tiến tới quy hoạch và phát triển đào tạo nguồn nhân lực; Phân quyền sâu đến các chuỗi và nhà máy để nâng cao tính chủ động trong việc xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh đạt mục tiêu đề ra; Thiết lập và thống nhất được nền tảng công cụ trong quá trình điều hành & sản xuất.

Tiếp đó, quá trình tái cấu trúc tiếp tục triển khai hệ thống hình ảnh cho bộ phận lãnh đạo cấp cao; Phân nhiệm và bổ nhiệm đợt hai các cán bộ chuyên trách. TBS Group cũng tiến hành chuẩn hoá các chức vụ, vị trí công việc và xây dựng hệ thống dữ liệu cũng như các chính sách lương, thưởng, cơ chế tuyển dụng đào tạo…

Như vậy, công cuộc tái cấu trúc bắt đầu từ bộ phận lãnh đạo cấp cao nhất, cho đến vị trí trưởng phòng/tham mưu các cấp. Tiếp tục triển khai với đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất trực tiếp sao cho toàn bộ quá trình được đồng bộ, đảm bảo sự cam kết và thấu hiểu giữa các cấp, các bộ phận. Giúp cho đội ngũ Cán bộ chủ chốt ý thức được vị trí và công việc của mình, vừa là lãnh đạo điều hành, vừa là huấn luyện viên, vừa là học viên.

TBS Group đã mất hơn 30 năm để xây dựng chuỗi nhà máy sản xuất như hiện tại với 35 nhà máy khắp cả nước và hơn 40.000 lao động. Đây là kết quả không phải một sớm một chiều mà có được của đội ngũ lãnh đạo trong việc phát triển sản xuất từ giày nữ, giày thể thao, túi xách cho đến đế giày và các ngành công nghiệp phụ trợ khác. Cho đến hôm nay, TBS Group thực sự đã bước một bước tiến dài nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển trường tồn và gia nhập top 5 Ngành Sản xuất công nghiệp thời trang, với dấu ấn gần nhất là việc sáp nhập nhà máy Mỹ Phong tại tỉnh Trà Vinh.

*Nhà máy Mỹ Phong hiện có 40 line chuyền sản xuất đồng bộ, lao động cao điểm nhất lên đến 30.000 người và năng suất có thể đạt đến 45 triệu sản phẩm mỗi năm.

  • Chia sẻ bài viết