Menu
TBS Group phối hợp cùng Hiệp hội Da giày Việt Nam tiếp đón Bộ trưởng Bộ Công Thương đến thăm và làm việc
26-04-2024

TBS Group phối hợp cùng Hiệp hội Da giày Việt Nam tiếp đón Bộ trưởng Bộ Công Thương đến thăm và làm việc

Sáng 25/4, tại Văn phòng TBS Group KVII, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương, TBS Group phối hợp cùng hiệp hội da giày Việt Nam Lefaso đã tiếp đón Bộ trưởn Bộ Công thương Đồng chí Nguyễn Hồng Diên đến thăm và làm việc.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các đại biểu tham quan trung tâm Nghiên cứu phát triển văn phòng Túi xách TBS Group.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng các đại biểu tham quan trung tâm Nghiên cứu phát triển văn phòng Túi xách TBS Group.

Sáng ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giày – Túi Xách Việt Nam. Buổi làm việc có sự tham dự của đại diện các đơn vị thuộc Bộ: Văn phòng Bộ, các Cục: Công nghiệp, Xuất nhập khẩu, Công Thương địa phương, Phòng vệ thương mại; các Vụ: Kế hoạch – Tài chính, Thị trường trong nước, Khoa học Công nghệ; Tổng Cục Quản lý thị trường; Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Về phía Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam có: Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam; bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giầy – Túi xách Việt Nam, cùng đại diện các doanh nghiệp trong ngành. Buổi làm việc tập trung vào công tác phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh cũng như những thách thức cần tháo gỡ mà ngành da giày Việt Nam đang phải đối mặt.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác Bộ Công thương đã có chuyến thăm đến khu vực ICD, dự kiến trở thành Trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu ngành thời trang; thăm và làm việc trung tâm Nghiên cứu phát triển văn phòng Túi xách TBS Group.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS Group) giới thiệu dự kiến xây dựng khu Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Ông Nguyễn Đức Thuấn – Chủ tịch Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Thái Bình (TBS Group) giới thiệu dự kiến xây dựng khu Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm kho TBS Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm kho TBS Logistics

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham quan khu vực nguyên phụ liệu sản xuất túi xách - Nhà máy túi xách TBS

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham quan khu vực nguyên phụ liệu sản xuất túi xách – Nhà máy túi xách TBS

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm Trung tâm sản xuất tự động - khu vực nghiên cứu phát triển sản phẩm ngành túi xách

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thăm Trung tâm sản xuất tự động – khu vực nghiên cứu phát triển sản phẩm ngành túi xách

Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm ngành túi xách

Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm ngành túi xách

Báo cáo Đoàn công tác, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, Việt Nam hiện là nước sản xuất giày dép đứng thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ, và đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu.

Năm 2023, ngành giày Việt Nam cũng như thế giới chịu tác động lớn của suy giảm kinh tế toàn cầu. Đối mặt với hàng loạt các thách thức như: Đơn hàng bị cắt giảm, chi phí đầu vào tăng cao khiến các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động doanh nghiệp cũng như đời sống người lao động. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 24 tỷ USD trong năm 2023, góp phần lớn vào tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam.

Đáng chú ý, theo thống kê của Hiệp hội, bước sang quý I/2024 xuất khẩu toàn ngành đã đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Về thị trường xuất khẩu, 5 thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, da giày là ngành tận dụng tốt các FTA, nhất là ở khối các thị trường có Hiệp định EVFTA, CPTPP.

Mặc dù vậy, theo bà Xuân, ngành da giày vẫn đang còn nhiều thách thức lớn cần được tháo gỡ. Trong đó, khó khăn lớn nhất của ngành da giày là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.

Song song đó, các quốc gia nhập khẩu giày dép lớn còn đưa ra hàng loạt các yêu cầu mới về việc nhập khẩu các sản phẩm có trách nhiệm về xã hội và môi trường ngày càng cao. Điển hình như tại EU, từ tháng 3/2024, thị trường này đã bắt đầu đưa ra các yêu cầu mới cho sản phẩm da giày và túi xách nhập khẩu như thiết kế sinh thái gắn liền với các thiết kế bền vững. Theo đó, các quy định về EPA buộc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về vòng đời sản phẩm, khả năng tái chế các sản phẩm đó. Thẩm định chuỗi cung ứng bền vững với các doanh nghiệp có doanh số 450 triệu Euro và trên 1.000 lao động hay như vấn đề truy xuất và minh bạch chuỗi cung ứng. Nếu nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, các doanh nghiệp sẽ phải minh bạch toàn bộ quá trình sản xuất tại khu vực sản xuất.

Theo bà Xuân, da giày là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Với 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, Việt Nam tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với gần 230 thị trường. Vì vậy, chính sách thay đổi của thị trường nhập khẩu sẽ có tác động mạnh mẽ tới các doanh nghiệp trong ngành.

Do đó, các quốc gia xuất khẩu, trong đó có Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện và minh bạch thông tin chuỗi cung ứng sản phẩm của mình bắt đầu từ khâu nguyên liệu, sản xuất bền vững hướng đến kinh tế tuần hoàn, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, da giày là 1 trong 10 ngành xuất khẩu có kim ngạch trên 10 tỷ USD. Trong đó, năm cao nhất, xuất khẩu da giày đạt 28 tỷ USD, chiếm 7 – 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động với mức thu nhập cao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, đây là ngành xuất khẩu có kim ngạch cao. Do vậy, cần có cơ chế chính sách đủ mạnh để phát triển.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương cần thảo luận và cho ý kiến về 2 nội dung.

Thứ nhất, cần hay không việc đầu tư trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển nguyên phụ liệu và nếu thành lập cần có những cơ chế, giải pháp nào?

Thứ hai, hiện nay Bộ Công Thương đang đầu tư xây dựng 2 trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại 2 khu vực phía Bắc và phía Nam. Vậy có nên kết hợp việc đầu tư trung tâm phát triển của ngành da giày vào 2 trung tâm này?

“Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong nước và thế giới, các đơn vị cần thảo luận, tìm ra giải pháp cho phát triển ngành da giày”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất da giày, túi xách Việt Nam, TBS Group tiên phong trong hành trình phát triển xanh và bền vững. Tập đoàn đã nhanh chóng nghiên cứu ứng dụng các giải pháp sáng tạo, thân thiện môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh như hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt rộng rãi; Quy trình sản xuất tối ưu hóa, hạn chế hóa chất độc hại, rác thải trên toàn hệ thống.

Bên cạnh đó, TBS Group chú trọng quản lý chặt chẽ nguồn nguyên phụ liệu, đảm bảo chất lượng cao và thân thiện môi trường. Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; ưu tiên nhà cung cấp uy tín trong nước, đáp ứng tiêu chí chất lượng, giá cả hợp lý và thân thiện môi trường.

*Nguồn: Thanh Minh – Hà Duyên – Báo Công Thương

 

  • Chia sẻ bài viết